Phố áo cưới ở TP.HCM qua thời hoàng kim, treo bảng cho thuê cả năm vẫn… trống
Cuối năm, giữa mùa cưới rộn ràng nhưng thiên đường áo cưới ở đường Hồ Văn Huê đìu hiu hơn bao giờ hết. Hàng chục cửa tiệm đóng cửa, treo bảng cho thuê mặt bằng. Những tấm bảng hiệu sờn rách, bạc màu. Những chậu cây cảnh trồng ở ban công một tiệm áo cưới đã héo rũ từ lâu. Với nhiều người, có cảm giác phố áo cưới TP.HCM trông “không còn sức sống”Những dòng xe nối tiếp nhau chạy vụt qua, hiếm còn thấy cảnh nhiều cặp đôi chở nhau ghé hết studio này đến studio khác, háo hức thử trang phục cưới như thời hoàng kim những năm từ 2016 – 2018. Qua thời hoàng kimMột tiệm áo cưới có mặt bằng được xem là rộng nhất trên đường Hồ Văn Huê sáng ngày 20.11 không có khách nào ghé đến.Một loạt mặt bằng trước đây từng là studio đã đóng cửa. Người dân và nhân viên các cửa tiệm khác tận dụng vỉa hè trống để đậu xe.Bảng hiệu studio đã không còn nguyên vẹn qua thời gian. Một người dân sống đối diện cửa tiệm này cho biết chủ nhà treo bảng cho thuê mặt bằng hơn 1 năm nay, giá cho thuê hơn 30 triệu đồng/tháng. Một tiệm áo cưới đóng cửa. Tấm ảnh mẫu áo cưới treo ngoài tiệm cũng đã bạc màu.Bên trong tiệm áo cưới vẫn còn hoạt động nhưng không còn cảnh kẻ ra người vào như trước đây.Chị Như, nhân viên làm trong tiệm áo cưới theo phong cách cổ điển cho biết: “Năm nay lượng khách ghé đến thử áo cưới vắng nhiều hơn so với mọi năm. Năm ngoái vào thời điểm mùa cưới, hầu như ngày nào cũng có khách ra vào nhưng giờ đây chỉ tiếp khách vào cuối tuần”.Trang phục cưới không thể thiếu những bộ vest. Chị Hạnh, nhân viên tiệm may đo, cho thuê vest còn hoạt động trên đường Hồ Văn Huê chia sẻ: “Có thể vì kinh tế khó khăn nên năm nay lượng khách đến phố đồ cưới giảm nhiều. Một bộ vest may mới ở tiệm chúng tôi dao động từ 5 triệu trở lên. Xu hướng mọi người muốn tiết kiệm nên năm nay thường chọn thuê vest với giá rẻ hơn. Cô dâu chú rể cũng ít mạnh tay thuê nhiều bộ mặc trong tiệc như xưa”.Mặt bằng mỏi mòn đợi người đếnÔng Phong (68 tuổi) bảo vệ của một studio chia sẻ cảm thấy may mắn vì nơi ông làm việc vẫn duy trì lượng khách ổn định. Tuy nhiên, khi thấy hàng loạt tiệm đóng cửa, trả mặt bằng trong 2 năm qua khiến ông không khỏi lo lắng. “2 mặt bằng sau lưng tôi cho thuê cả năm nay rồi nhưng chưa có ai đến. Nhìn chung xung quanh chỗ này “chậm” lắm”, ông Phong nói.Không chỉ các tiệm trang phục cưới, các tiệm dịch vụ đi kèm như trang điểm, chụp ảnh, thiệp cưới, trang sức… trên đường Hồ Văn Huê cũng đã trả mặt bằng.Loạt mặt bằng ngay mặt tiền đường Hồ Văn Huê, giá thuê không dưới 30 triệu đồng/tháng đang để trống. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, hiện đã có khoảng hơn 20 mặt bằng chủ yếu trước đây kinh doanh áo cưới đang treo bảng cho thuê trên con đường 1 chiều dài khoảng 800 m này.Cây xanh vắng bàn tay chăm sóc con người đã khô héo từ lâu nhưng chủ nhà vẫn đóng cửa, chưa tìm được người thuê.Những tiệm áo cưới còn hoạt động cũng chịu cảnh vắng khách lui tới. Nguyễn Phúc – nhân viên một studio chia sẻ: “Năm ngoái vào thời điểm này ngày nào em cũng bận rộn đi chụp ảnh tiệc cưới, sáng ngủ dậy không kịp ăn, làm đến ngày tất niên mới được nghỉ. Năm nay em rảnh hơn nhiều vì ít việc. Có thể do kinh tế khó khăn, vàng cao nên mọi người hoãn cưới”.Nhiều nhân viên, chủ tiệm áo cưới cho biết hầu như tháng nào cũng cho ra mắt những chương trình khuyến mãi mới để hút khách. Tham khảo của PV từ các môi giới bất động sản, nguyên nhân mặt bằng đường Hồ Văn Huê kén người thuê hơn nơi khác bởi vì đây là đường 1 chiều, có một số bất tiện khi di chuyển, người đi đường khó quay lại khi đã đi qua.