Hà Nội rét, đi xếp hàng ăn bánh trôi tàu ở ngõ Đê Tô Hoàng
Chỉ là một gánh nhỏ trong ngõ bé, hàng chè và bánh trôi tàu của cô Vân vẫn khiến khách phải xếp hàng, “chí choé” đứng chờ mua. Bánh trôi tàu của cô Vân. Ngõ Đê Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khá yên tĩnh, chỉ có một khu chợ cóc nhỏ với vài tiệm ăn vặt. Vào mùa đông, khoảng 15-18h hàng ngày, một góc của con ngõ này sẽ đông đúc rộn ràng hơn. Bởi đây là thời điểm cô Vân bán bánh trôi tàu. Vào ngày cuối tháng 11, Hà Nội trở rét. Đây là đợt rét đầu tiên sau những đợt không khí lạnh nhẹ tràn về Thủ đô. Cũng tại con ngõ này, khoảng hơn 20 người, từ phụ nữ đến phái nam, từ thiếu nữ đến các chị em trung, lớn tuổi, đứng chờ cô Vân mở hàng. Cô Vân thường bán từ 15-18h tại tiệm rau nhỏ trong ngõ. Khi nồi bánh trôi tàu được mở ra, mùi thơm của noá lan toả, kháng hàng bắt đầu thi nhau báo số lượng, người hai thập cẩm, người chè sắn, người 7 cốc, người 9 cốc… Vì không xếp hàng mà chỉ đứng quây vòng nên tình hình thứ tự khá lộn xộn. Dù vậy, không khí này nhìn chung rất vui vẻ. Bánh trôi tàu là món đặc trưng của cô Vân trong suốt mấy chục năm qua, là điểm đến nổi tiếng của các tín đồ mê ăn vặt mùa đông Hà Nội. Một hộp trôi tàu của cô có 3 loại nhân, nhân xanh và nhân dừa mè đen truyền thống. Ngoài ra, có thêm một sự phá cách: nhân thịt. Thông thường, bánh trôi tàu truyền thống chỉ có nhân đỗ xanh, nhân mè đen, nhân dừa. Nhân thịt là một “sự lạ”, vì khi ăn, bạn sẽ có cảm giác mặn ngọt kết hợp. Dù vậy, nó không khó ăn như bạn tưởng mà hoá ra lại khá ngon. Mỗi chiếc bánh nhân đầy đặn và mềm mại, kết hợp cùng nước gừng thơm nức, cốt dừa béo ngậy sẽ là một “sự tuyệt vời” giữa ngày đông. Nồi bánh trôi tàu của cô Vân Bánh nhân mè đen. Bánh nhân thịt – mọc nhĩ. Chiếc bánh nhân thịt là lạ vậy mà lại được rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Có những bạn chỉ mua mỗi nhân thịt thay vì có cả nhân truyền thống. “Nước trôi tàu của cô không bị quá ngọt, vỏ bánh mềm vừa phải không bị dày ứ quá, còn nhân thịt thì siêu ngon. Mỗi lần mình gọi thường là một cốc 4 viên: 3 thịt 1 mè đen”, Ngọc Mai, một tín đồ bánh trôi tàu nhân thịt của cô Vân tâm tình về món yêu thích của mình. Trong khi đó, chị Thanh Hương, nhà ở Lò Đúc cho biết: “Mình ăn ở đây nhiều năm rồi. Lần nào qua cũng đợi lâu lắm nhưng món nào của cô cũng ngon, bõ công chờ. Nhà mình thường ăn bánh trôi tàu truyền thống và chỉ mua ở đây thôi, mùa đông thì tuần nào cũng ghé bác mua chục hộp. Thỉnh thoảng nếu các con rảnh thì mẹ con chở nhau qua làm cốc chè “hưởng ứng không khí lạnh” rồi về”. Bên cạnh bánh trôi tàu, các món khác của cô Vân cũng rất ngon như chè sắn, chè ngô, chè bà cốt. Trong các món chè, xôi sắn nóng là hết nhanh nhất. Vèo trong 30 phút, thùng chè xôi sắn của cô Vẫn đà chạm đáy. Chè xôi sắn cốt dừa, bình thường có thêm dừa nạo nhưng nay hơi ít dừa nạo nên… không có. Sắn dẻo, nấu ngấm ngọt, có thêm hạt trân châu dẻo dai kết hợp với nước cốt dừa tạo nên một món ăn hoàn hảo. Thùng chè sắn rất nhanh đã chạm đáy. Chè bà cốt (lúc này chưa cho thêm xôi), Em Mai Trang sau khi đứng chờ 20 phút mới tới lượt nói: “Nhà thì ở ngay đây mà ăn được cốc chè đứng mỏi cả chân, Nhưng trời lạnh này ăn bát trôi tàu mới đúng chuẩn, thom ngọt ấm áp”. Trong khi đó, em Bảo Anh, một lúc mua 6 cốc bánh trôi tàu, chè các loại cho biết: “Nhà em mỗi mình em hảo ngọt. Em mua chỗ này về bỏ tủ rồi sau cho vào lò vi sóng ăn dần”. Không chỉ Bảo Anh mà khá nhiều khách đến đây mua về để sẵn trong tủ ăn dần. Và hiện nay, lượng khách mua mang về là chủ yếu, khách ngồi ăn tại chỗ chỉ chiếm số ít. Chính vì thế, thay vì bày biện bát thìa lích kích, “tiệm” đều cho chè vào cốc giấy, thìa nhựa, khách ăn hay mang về đều như nhau. Ngoài ra, để tính tiền đơn giản nhanh gọn, các món đều đồng giá 22.000 đồng/cốc. Bạn nên chuẩn bị tiền mặt thay vì chuyển khoản, do lượng khách thúc giục múc chè đông nên cô chủ sẽ không có thời gian để kiểm tin nhắn báo chuyển tiền. Cô Vân với nồi bánh trôi tàu gia truyền của mình. Cô Vân cho biết ngày trước cô gánh đi bán rong nhưng nhiều năm nay sức khoẻ không còn như trước, cô bán cố định tại ngõ Đê Tô Hoàng. Nhiều người đến mua nói đùa nhau rằng, vì miếng ăn mà phải chờ đợi, đôi khi còn tranh cãi xem ai đến trước ai đến sau. Tuy nhiên, sau đó tất cả lại vui vẻ nhận chè, mang về, hoặc ngồi xì xụp ở vỉa hè thưởng thức hương vị ngày đông. “Ngày lạnh thì đông như thế này chứ hôm nào nắng lên tôi nhờ các cô qua giải ế cho tôi với”, cô Vân nói đùa khi khách ghánh hàng lúc nào cũng tấp nập khách. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các con, cô Vân đã bán qua các app ẩm thực trên mạng. Tuy nhiên, cô chỉ bán từ 11h đến đầu giờ chiều, sau đó chuẩn bị cho gánh hàng buổi chiều tối tại ngõ Đê Tô Hoàng. Hàng bánh mì truyền thống Hà Nội học sinh xếp hàng mỗi sángChiếc bánh mì mang hương vị tuổi thơ với pate, xúc xích đỏ, ruốc và tương ớt cay sệt, đặc trưng của bánh mì Hà Nội truyền thốngBấm xem >>Bánh mì